LỄ SƠ KẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016 TRƯỜNG THCS ĐỒNG SƠN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS ĐỒNG SƠN

Số: 01/THCS ĐS

V/v báo cáo sơ kết học kì I

Năm học 2015-2016

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đồng sơn, ngày 12 tháng 01 năm 2016

 

 

BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016 TRƯỜNG THCS ĐỒNG SƠN

Một số  hình ảnh hoạt động chào mừng kỉ niệm ngày nhà giáo việt nam 20 -11 – 2016

SO KET HKI 2                    SO KET HKI

 

 

  1. Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, pháp luật trong giáo viên và học sinh.
  2. Nhận thức, tư tưởng đội ngũ về NQ 29: Cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường luôn nêu cao ý thức tự giác trong việc thực hiện tốt Nghị quyết 29 của BCH trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Giáo viên luôn giữ lập trường tư tưởng vững vàng, không dao động trước khó khăn thử thách, yên tâm công tác, luôn giữ mối liên hệ đoàn kết trong cơ quan, thường xuyên tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau tiến bộ.
  3. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ: Nhà trường thực hiện tốt mọi chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước với đội ngũ giáo viên, thường xuyên thực hiện quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ, đặc biệt việc công khai tài chính hàng năm tại cơ quan được thực hiện nghiêm túc.
  4. Công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ (về kĩ năng xây dựng thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, năng lực đổi mới PPDH và KTĐG,..; phát triển đội ngũ tổ trưởng nhóm trưởng chuyên môn, xây dựng giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm)

3.1. Nhà trường thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Cụ thể hàng năm cử giáo viên theo học các lớp Đại học, trong nhà trường động viên giáo viên tự giác tự học các chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

3.2. Việc phân công sử dụng đội ngũ: Đầu năm học nhà trường tiến hành họp Hội đồng phân công nhiệm vụ của từng giáo viên trong năm học dựa trên cơ sở chọn người phân việc, đảm bảo nguyên tắc đúng chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, phát huy năng lực của từng giáo viên trong từng công việc không ngoài mục đích mang lại hiệu quả công việc cao.

3.3. Việc đổi mới công tác quản lý giáo dục: Ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn không ngừng trau dồi nghiệp vụ quản lý, thường xuyên rút kinh nghiệm qua từng tuần, tùng tháng, từng kì và năm học. Qua từng nội dung công việc tự xác định điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp khắc phục trong thời gian tiếp theo. Tổ chức góp ý cho nhau trong ban lãnh đạo để cùng nhau tiến bộ.

3.4. Đánh giá về tư tưởng đội ngũ: Giáo viên luôn giữ lập trường tư tưởng vững vàng, không dao động trước khó khăn thử thách, yên tâm công tác,  luôn giữ mối liên hệ đoàn kết trong cơ quan, thường xuyên tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau tiến bộ.

3.5. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ: Nhà trường thực hiện tốt mọi chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước với đội ngũ giáo viên, thường xuyên thực hiện quy chế dân chủ, đặc biệt việc công khai tài chính hàng năm tại cơ quan được thực hiện nghiêm túc.

3.6. Công tác bồi dưỡng đội ngũ: Nhà trường thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Cụ thể hàng năm cử giáo viên theo học các lớp Đại học, trong nhà trường động viên giáo viên tự giác tự học các chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

3.7. Việc phân công sử dụng đội ngũ: Đầu năm học nhà trường tiến hành họp Hội đồng phân công nhiệm vụ của từng giáo viên trong năm học dựa trên cơ sở chọn người phân việc, đảm bảo nguyên tắc đúng chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, phát huy năng lực của từng giáo viên trong từng công việc không ngoài mục đích mang lại hiệu quả công việc cao.

3.8. Việc đổi mới công tác quản lý giáo dục: Ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn không ngừng trau dồi nghiệp vụ quản lý, thường xuyên rút kinh nghiệm qua từng tuần, tùng tháng, từng kì và năm học. Qua từng nội dung công việc tự xác định điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp khắc phục trong thời gian tiếp theo. Tổ chức góp ý cho nhau trong ban lãnh đạo để cùng nhau tiến bộ.

  1. Việc tổ chức, kết quả tôn vinh giáo viên: Nhà trường thường xuyên phối kết hợp với chính quyền địa phương, các Ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, đặc biệt là Hội cha mẹ học sinh trong việc tổ chức khen thưởng động viên và nhân rộng các điển hình tiên tiến cả vật chất lẫn tinh thần.
  2. 5. Nhà trường đổi mới tiết chào cờ đầu tuần, toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, hát Quốc ca. Đồng thời, nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường tổ chức cho học sinh tập hát Quốc ca, đảm bảo 100% học sinh hát đúng nhạc và lời Quốc ca.
  3. 6. Tiếp tục thực hiện các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trở thành các hoạt động thường xuyên trong các nhà trường. Tổ chức cho học sinh trực nhật lớp, chăm sóc cây xanh, khuôn viên, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường, phòng học xanh – sạch – đẹp – thân thiện – văn minh; tổ chức cho học sinh thường xuyên tham gia các hoạt động lao động tập thể phù hợp với từng lứa tuổi và điều kiện của từng địa phương nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục tình yêu lao động, tinh thần tự nguyện và chia sẻ vì cộng đồng.
  4. Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, quy định cụ thể mối quan hệ, ứng xử đúng mực, thân thiện giữa các cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh.

Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để duy trì và đảm bảo hiệu quả các hoạt động ngoại khóa tập thể có tính cộng đồng – xã hội để học sinh được hoạt động trải nghiệm thực tế, góp phần giáo dục nhân cách, kỹ năng sống và định hướng thẩm mỹ lành mạnh cho học sinh.

  1. Nhà trường thường xuyên giáo dục học sinh thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; ở tất cả các phòng học đều có 5 Điều Bác Hồ dạy ở vị trí trang trọng để nhắc nhở học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo.

Duy trì nền nếp tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ vào tất cả các ngày học chính khóa; sử dụng các bài tập thể dục buổi sáng và giữa giờ hiện có hoặc biên soạn mới phù hợp với độ tuổi của học sinh.

  1. Tăng cường đổi mới công tác giáo dục, phổ biến pháp luật, tư vấn tâm lý, đối thoại với học sinh, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm hỗ trợ và giáo dục cho toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, thực hiện văn hóa giao thông; trang bị các kỹ năng ứng xử phù hợp, không để xảy ra bạo lực trong nhà trường; đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần và tài sản của cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên, đặc biệt là đối với các học sinh nữ.
  2. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục và trang bị cho học sinh các kỹ năng phòng tránh đuối nước, tai nạn giao thông và tai nạn thương tích.
  3. Về tổ chức mặc đồng phục của học sinh nhà trường không thay đổi quy định đồng phục để thực hiện tiết kiệm, tránh lãng phí cho cha mẹ học sinh.
  4. Thực hiện nghiêm túc phong trào thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. Phát huy tính gương mẫu, tinh thần tự học, sáng tạo của cán bộ, nhà giáo; Đảm bảo kỷ cương trong nhà trường, khơi dậy và phát huy tinh thần trách nhiệm, tình thương của thầy giáo, cô giáo đối với học trò.
  5. Quy mô phát triển mạng lưới trường lớp, công tác phổ cập giáo dục.
  6. Tổng số lớp: 24 lớp trong đó chia ra

1.1. Khối 6 = 6 lớp với 132 học sinh

1.2. Khối 7 = 6 lớp với 174 học sinh

1.3. Khối 8 = 6 lớp với 140 học sinh

1.4. Khối 9 = 6 lớp với 153 học sinh

  1. Tổng số học sinh toàn trường: 599 học sinh

2.1. Khối 6 = 6 lớp với 132 học sinh sinh năm 2004

2.2. Khối 7 = 6 lớp với 174 học sinh sinh năm 2003

2.3. Khối 8 = 6 lớp với 140 học sinh sinh năm 2002

2.4. Khối 9 = 6 lớp với 153 học sinh sinh năm 2001

  1. Công tác phổ cập giáo dục

3.1. Học sinh: Số thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS: 629/653 người đạt tỷ lệ 96,32%

Tỷ lệ % HS tốt nghiệp TH vào lớp 6(2hệ)

129/131 98,47

Tỷ lệ % HS TN THCS(2hệ) năm học vừa qua

168/170

98,82

Tỷ lệ % thanh thiếu niên (15-18) tuổi TNTHCS(2hệ)

629/653

96,32

3.2. Giáo viên:

3.2.1. Số lượng cán bộ quản lí đủ; Trình độ đào tạo đạt chuẩn 100%

3.2.2. Tổng số giáo viên: 42/24 lớp đạt 1,75 GV/Lớp.

3.3. Cơ sở vật chất: Tổng diện tích = 21231 m2; Diện tích sân chơi = 4200m2; Bãi tập = 4500m2; Tổng số phòng học 24 phòng; Tổng số bàn ghế = 365 bộ; Phòng học liệu =  6 phòng; Phòng giám hiệu 6; Phòng HĐ sư phạm = 3 phòng; Văn phòng = 3 phòng; Phòng Y tế = 3 phòng; Phòng Vi Tính = 3 phòng; Phòng học bộ môn = 10 phòng.

3.4. Kết luận: Đạt chuẩn công tác PCGD THCS mức độ 2

  1. Công tác xóa mù chữ:

 4.1. Tổng số người trong độ tuổi 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: 4541/4541 đạt tỷ lệ 100%

4.2. Tổng số người trong độ tuổi 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: 8136/8136 đạt tỷ lệ 100%

4.2. Kết luận: Đạt chuẩn công tác xoá mù chữ.

  1. Hạn chế, khó khăn

5.1. Do phần mềm mới triển khai nên kỹ thuật, nghiệp vụ làm phổ cập của cán bộ, giáo viên, công nhân viên chưa theo kịp.

5.2. Sự phối kết hợp trong việc công tác phổ cập, xoá mù chữ ở các bậc học trong xã chưa chặt chẽ thiếu đồng bộ.

5.3. Chất lượng đường truyền và phiên bản phần mềm cần được nâng cấp.

III. Chất lượng giáo dục toàn diện

  1. Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, nề nếp chuyên môn.

1.1. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tiến hành thống nhất xây dựng kế hoạch giảng dạy của từng bộ môn, xây dựng các chủ đề ở từng bộ môn phát triển năng lực cho học sinh dựa trên khung chương trình của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT ban hành.

1.2. Nhà trường thống nhất nề nếp chuyên môn nghiệp vụ: Giáo viên đăng kí soạn giáo án vi tính phải được Ban giám hiệu duyệt cho phép. Nhà trường thống nhất quy định duyệt giáo án vào thứ 2 đầu tuần phân công BGH duyệt  giáo án, hồ sơ sổ sách 2 tổ Xã hội – Tổ Tự nhiên.

1.3. Nhà trường thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn nghiệp vụ của các giáo viên theo từng tuần, tháng, giai đoạn và từng học kỳ.

1.4. Nhà trường tích cực chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt dạy học theo chủ đề phát triển năng lực cho học sinh ở tất cả các khối lớp.

1.5. Nhà trường thống nhất các tổ chuyên môn nghiệp vụ chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo đặc trưng từng môn học, đảm bảo đúng đủ kĩ năng kiến, thức cơ bản ở từng bộ môn, chú trọng việc tích hợp các kiến thức liên môn nhằm mở rộng và khắc sâu kiến thức ở từng phân môn. Giáo viên các bộ môn thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp, phòng học bộ môn.

 1.6. Nhà trường không ngừng đổi mới việc kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn nghiệp vụ của từng giáo viên, tăng cường dự giờ giáo viên trên lớp nhằm bồi dưỡng tay nghề cho các giáo viên đặc biệt là giáo viên trẻ mới vào nghề.

 1.7. Nhà trường thường xuyên quan tâm chỉ đạo và kiểm tra định kì việc tự học tự bồi dưỡng của các giáo viên.

1.8. Nhà trường chú trọng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức thực hiện nhằm gây hứng thú cho học sinh các khối lớp tích cực tham gia để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em đặc biệt tích cực đổi mới nội dung tiết chào cờ đầu tuần.

1.9. Nhà trường thường xuyên đổi mới việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo định kì hàng tuần, hàng tháng, từng giai đoạn và học kì. Nhà trường đã phối kết hợp với các trường trong Miền trong việc ra đề khảo sát chất lượng, tổ chức chấm chéo giữa các trường trong Miền nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá chất lượng học của giáo viên, chất lượng giảng dạy của từng giáo viên trong nhà trường.

  1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua:

2.1. Ngay từ đầu năm học 2015 – 2016, đặc biệt là sau khi nhà trường thực hiện Quyết định 3529 của UBND huyện Nam Trực về việc sáp nhập các trường THCS trong xã Đồng Sơn thành trường THCS Đồng Sơn,  nhà trường đã tiến hành Hội nghị công chức,  tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên công nhân viên kí cam kết thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục phát động.

2.2. Nhà trường thường xuyên chỉ đạo cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong việc quan tâm tham gia và thực hiện tốt các phong trào thi đua mà Đảng, Nhà nước và ngành phát động trong năm học. Hàng tháng, hàng kì, nhà trường tổ chức tiến hành sơ kết, cuối năm nhà trường tiến hành tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm. Nhà trường tổ chức khen thưởng và nêu gương nhân rộng các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước.

2.3. Kết quả: Nhà trường giữ vững danh hiệu: Trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, danh hiệu Trường học thân thiện, học sinh tích cực.

  1. Công tác giáo dục đạo đức học sinh:

3.1. Năm học 2015 – 2016 nhà trường thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống tham nhũng, sử dụng năng lượng tiết kiệm, ứng phó biến đổi khí hậu, giáo dục chủ quyền biển đảo,..Các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, giáo dục kĩ năng sống, tổ chức tham quan học tập tại cơ sở sản xuất, thông qua di sản, tiếp tục áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo công tác giáo dục học sinh hư chậm tiến của Hiệu trưởng trường THCS”  tác giả đề tài là đồng chí P.Hiệu trưởng  phụ trách nhà trường.

3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh.

– Biện pháp 1: Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình GDCD, thực hiện tốt các hoạt    động ngoại khoá trong năm học, phối kết hợp chặt chẽ nhà trường, gia đình, xã hội tạo môi trường GD lành mạnh, thực hiện tốt dân chủ, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm  với tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu”.

– Biện pháp 2: Tổ chức rèn kỉ cương nền nếp, thực hiện và phát huy tốt giờ truy bài, bình nhật, bình tuần ở lớp, giờ chào cờ đầu tuần, đầu tháng (ĐTNTPHCM), chú ý làm tốt khâu động viên khen thưởng, tuyên dương, phê bình, uốn nắn các hành vi đạo đức của HS.

– Biện pháp 3: Các biện pháp cụ thể, cụ thể hoá các quy định và tổ chức rèn luyện nếp sống văn minh bằng các điều quy định, biểu điểm thi đua, cho HS học tập và thi đua, cách đánh giá, xếp loại học lực và văn hoá để HS có hướng phấn đấu và thực hiện tốt, thông báo tới hội nghị CMHS để cùng nhà trường phối hợp rèn luyện HS, quy định đồng phục: áo trắng quần màu và sơ vin tất cả các ngày trong tuần kể cả buổi sinh hoạt ngoại khoá. Đội TNTP HCM tổ chức thành lập đội sao đỏ thực hiện kiểm tra đôn đốc đánh giá thi đua,  tuyên dương phê bình vào các buổi chào cờ đầu tuần đầu tháng( TPTĐ chỉ đạo và thực hiện).

3.3. Chất lượng hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

3.3.1. Giáo viên chủ nhiệm lớp hướng dẫn và tổ chức cho học sinh kí cam kết thực hiện các nội quy, quy định của học sinh trong nhà trường THCS, các quy định riêng của của lớp. Thành lập ban thi đua lớp, đọi sao đỏ để kiểm tra đôn đốc thực hiện thường xuyên trong năm học.

3.3.2. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện tốt công tác truy bài đầu giờ, bình nhật, bình tuần cuối buổi, cuối tuần.

3.3.3.Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên chấn chỉnh các hành vi chưa đúng của học sinh, xử lý các tình huống sư phạm thấu tình đạt lí. Các trường hợp quá thẩm quyền giải quyết hoặc giải quyết chưa được giáo viên chủ nhiệm báo cáo Ban giám hiệu xin ý kiến để giải quyết dứt điểm.

3.4. Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh

Khối

TS HS

Loại tốt Loại khá

Loại TB

SL

% SL % SL

%

6

132 115 87,1 17 13 0 0

7

174 154 99,6 18 10,3 2

1,1

8

140 124 88,6 16 11,4 0

0

9

153 147 96,1 6 3,9 0

0

Cộng 599 540 90,1 57 9,6 2

0,3

3.5. Đánh giá hiệu quả công tác giáo dục quản lý học sinh

– Ưu điểm:

 + Học sinh chăm ngoan, ý thức tự giác trong việc thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường THCS.

+ Học sinh có ý thức tự giác trong học tập kết quả học tập đạt cao hơn so với năm học trước.

+ Học sinh có ý thức tự giác trong việc thực hiện tốt các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục phát động.

+ Học sinh tham gia tích cực tự giác trong các hoạt động phong trào như “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc Di tích lịch sử Đền Cụ Nghè Vũ Hữu Lợi tại địa phương.

– Nhược điểm:

+ Vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh thuộc khối 8, 9 chưa thật tự giác chấp hành các quy định trong nhà trường, đôi lúc còn tham gia các cuộc vận động, các phong trào một cách miễn cưỡng.

  1. Công tác nâng cao chất lượng trí dục

4.1. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và giáo viên thống nhất kế hoạch nội dung chương trình giảng dạy trong năm học 2015 – 2016 tại nhà trường.

4.2. Giáo viên đăng kí cam kết đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn đảm nhiệm trong năm học, xây dựng chủ đè từng môn học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, đăng kí và sử dụng thường xuyên đồ dùng dạy học trên lớp, phòng học bộ môn, tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các bộ môn được phân công giảng dạy.

4.3. Giáo viên tự giác đăng kí một đề tài để tự học, tự bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

4.4. Nhà trường thường xuyên đổi mới công tác kiểm tra đánh giá công tác giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh qua từng tuần, tùng tháng và học kì. Sau mỗi đợt kiểm tra nhà trường đều tổ chức rút kinh nghiệm chỉ rõ những mặt còn hạn chế và đề ra các biện pháp khắc phục trong thời gian tiếp theo.

4.5. Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới nội dung và phương pháp sinh hoạt chuyên môn đặc biệt là duy trì chế độ dự giờ trên lớp góp ý giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn đảm bảo tính thiết thực trong việc không ngừng bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thành viên trong khối, tổ, triển khai trường học kết nối, tổng số tài khoản đã cấp 53, trong đó số tài khoản đã được kích hoạt 53.

4.6. Nhà trường thường xuyên quan tâm chỉ đạo và khuyến khích, động viên kịp thời cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong việc tham gia các cuộc thi, hội thi kết quả cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS cấp huyện đạt giải khuyến khích.

4.7. Việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ: Nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định của chuyên môn PGD quy định nhất là chế độ kiểm tra đánh giá kết quả, báo cáo về bộ phận chuyên môn theo định kì, chất lượng tương đối ổn định thường nằm trong tốp 10 trường dẫn đầu trong toàn huyện Nam Trực.

4.8. Công tác bồi dưỡng HSG luôn được nhà trường quan tâm chỉ đạo, ngày từ đầu năm học 2015 – 2016 phân công giáo viên thành lập các đội tuyển theo thế mạnh của nhà trường, lên kế hoạch bồi dưỡng hàng tháng, giai đoạn đặc biệt là giai đoạn nước rút trước khi thi. Kết quả HSG khối 9 29/44 học sinh đạt giải HSG cấp huyện.

4.9. Kết quả trí dục

Khối

TS HS Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu
SL % SL % SL % SL

%

6

132 18 13,6 58 44 49 37,1 7 5,3

7

174 31 17,8 68 39 59 34 16

9,2

8

140 24 17,1 62 44,3 45 32,2 9

6,4

9 153 30 19,6 79 51,6 39 25,5 5

3,3

Cộng 599 103 17,2 267 44,6 192 32 37

6,2

4.10. Đánh giá hiệu quả công tác nâng cao chất lượng trí dục, ưu nhược điểm.

– Ưu điểm:

+ Giáo viên có ý thức tự giác, có trách nhiệm cao với các công việc được phân công đảm nhiệm, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu

+ Học sinh chăm ngoan, ý thức tự giác trong việc thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường, có ý thức tự giác trong học tập kết quả học tập đạt cao hơn so với năm học trước.

– Nhược điểm:

+ Giáo viên Ngữ văn thiếu do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của nhà trường.

+ Vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh thuộc khối 8, 9 chưa thật tự giác chấp hành các quy định trong nhà trường, ý thực tự giác trong học tập chưa cao.

  1. Công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh:

5.1. Nhà trường thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh khối 9, tư vấn giúp các em có định hướng cho tương lai trước khi rời ghế nhà trường THCS.

  1. Kết quả triển khai, thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở THCS”

6.1. Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên ngoại ngữ tự học tự bồi dưỡng tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao tay nghề và năng lực sư phạm 100% giáo viên dạy ngoại ngữ của nhà trường đều đạt chuẩn Châu âu do Sở GD&ĐT kiểm định.

6.2. Chất lượng giảng dạy ngoại ngữ của nhà trường qua các lần thi kiểm tra chất lượng do PGD tổ chức đều đứng ở tốt đầu về chất lượng của huyện Nam Trực.

  1. Giáo dục thường xuyên: Tổ chức thực hiện tốt các nội dung, chương trình và hình thức học tập với việc đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của nhân dân tại Trung tâm học tập cộng đồng ở địa phương.
  2. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
  3. Quy mô, số lượng và trình độ đào tạo: Nhà trường thiếu giáo viên theo biên chế nhà nước quy định, còn nhiều giáo viên hợp đồng.
  4. Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 61 đồng chí trong đó

2.1. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên được biên chế chính thức: 51 đồng chí

2.2. Nhân viên hợp đồng huyện: 02 đồng chí

2.3. Giáo viên hợp đồng PGD: 7 đồng chí

2.4. Giáo viên hợp đồng nhà trường: 01 đồng chí

  1. Trình độ của cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn
  2. Tỷ lệ đảng viên: 31/51 đồng chí đạt tỷ lệ 61%.
  3. Thực hiện các biện pháp nâng cao chất đội ngũ:

5.1. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tiến hành thống nhất xây dựng kế hoạch giảng dạy của từng bộ môn, xây dựng các chủ đề ở từng bộ môn phát triển năng lực cho học sinh dựa trên khung chương trình của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT ban hành.

5.2. Nhà trường thống nhất nề nếp chuyên môn nghiệp vụ: Giáo viên đăng kí soạn giáo án vi tính phải được Ban giám hiệu duyệt cho phép. Nhà trường thống nhất quy định duyệt giáo án vào thứ 2 đầu tuần phân công BGH duyệt  giáo án, hồ sơ sổ sách của từng giáo viên trong nhà trường.

5.3. Nhà trường thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn nghiệp vụ của các giáo viên theo từng tuần, tháng, giai đoạn và từng học kỳ.

5.4. Nhà trường tích cực chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt dạy học theo chủ đề phát triển năng lực cho học sinh ở tất cả các khối lớp.

5.5. Nhà trường thống nhất các tổ chuyên môn nghiệp vụ chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo đặc trưng từng môn học, đảm bảo đúng đủ kĩ năng kiến, thức cơ bản ở từng bộ môn, chú trọng việc tích hợp các kiến thức liên môn nhằm mở rộng và khắc sâu kiến thức ở từng phân môn. Giáo viên các bộ môn thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp, phòng học bộ môn.

 5.6. Nhà trường không ngừng đổi mới việc kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn nghiệp vụ của từng giáo viên, tăng cường dự giờ giáo viên trên lớp nhằm bồi dưỡng tay nghề cho các giáo viên đặc biệt là giáo viên trẻ mới vào nghề.

 5.7. Nhà trường thường xuyên quan tâm chỉ đạo và kiểm tra định kì việc tự học tự bồi dưỡng của các giáo viên.

5.8. Nhà trường chú trọng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức thực hiện nhằm gây hứng thú cho học sinh các khối lớp tích cực tham gia để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em đặc biệt tích cực đổi mới nội dung tiết chào cờ đầu tuần.

5.9. Nhà trường thường xuyên đổi mới việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo định kì hàng tuần, hàng tháng, từng giai đoạn và học kì. Nhà trường đã phối kết hợp với các trường trong Miền trong việc ra đề khảo sát chất lượng, tổ chức chấm chéo giữa các trường trong Miền nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá chất lượng học của giáo viên, chất lượng giảng dạy của từng giáo viên trong nhà trường.

  1. Đổi mới quản lý giáo dục
  2. Nhà trường thực hiện tốt việc thực hiện qui chế “3 công khai” về chất lượng giáo dục, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và công khai về thu chi tài chính theo Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT;
  3. Nhà trường thường xuyên tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục nhằm không ngừng đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý đặc biệt là trường THCS vừa được sáp nhập;
  4. Nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm và công tác quản lý dạy thêm, học thêm luôn đạt hiệu quả cao, chất lượng của nhà trường qua các kỳ thi giai đoạn, học kỳ luôn đứng ở tốp đầu của huyện Nam Trực;
  5. Nhà trường triển khai đồng bộ việc sử dụng phần mềm quản lý điểm do đó điểm số của học sinh luôn đảm bảo tính chính xác cao không có những sai xót đáng tiếc xảy ra;
  6. Nhà trường thường xuyên quán triệt tư tưởng làm việc nghiêm túc, chính xác hiệu quả cao cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên đặc biệt là công tác thi cử các giai đoạn cũng như học kỳ, có như vậy việc giáo dục học sinh tích trung thực trong thi cử mới có tác dụng đó cũng chính là tiêu chí để nhà trường xây dựng chất lượng cao và bền vững.
  7. Nhà trường tổ chức thường xuyên việc kiểm tra định kỳ, cuối kỳ nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy của thầy và ý thức học tập của trò;
  8. Công tác văn hóa nhóm ca khúc chính trị của nhà trường hoạt động thường xuyên có hiệu quả, nhóm ca khúc chính trị của nhà trường đã tổ chức biểu diễn nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và tuần lễ văn hóa giáo dục Nam Trực lần thứ 4 để lại ấn tượng với khách tới dự, với thầy cô và học trò. Công tác thể dục thể thao trong nhà trường được quan tâm đúng mức nhằm tạo sức khỏe và sự sảng khoái của học sinh sau những giờ học căng thẳng. Công tác y tế trường học được thực hiện nghiêm túc, nhà trường có 1 cán bộ y tế học đường thường xuyên quan tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, tổ chức cho học sinh nữ khối 9 đi tiêm vắc xin phòng uốn vắn;
  9. Công tác kiểm tra nội bộ và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo thực hiện nghiêm túc đúng luật định, nhà trường đâu năm học và đặc biệt từ khi sáp nhập không có đơn thư tố cáo nhà trường thực sự bình yên.
  10. Các phong trào thi đua trong nhà trường được xây dựng theo quy chế thi đua chi tiết ở từng tiêu chí có điểm số hóa để cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh phấn đấu thực hiện.
  11. Xã hội hóa giáo dục.
  12. Nhà trường luôn quan tâm đến việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục tuy nhiên nhà trường vừa thực hiện Quyết định 3529 của UBND huyện Nam Trực về sáp nhập trường THCS trong toàn xã Đồng Sơn do đó phần nào còn hạn chế chủ yếu là hoàn thành việc trả nợ do làm chuẩn cũng như xây dựng trường xanh – sạch – đẹp – an toàn của các khu;
  13. Nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc phối hợp với hội cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan trong việc quản lý, giáo dục đạo đức học sinh giúp các em không vi phạm vào các tệ nạn xã hội xây dựng mái trường bình yên.
  14. Công tác khuyến học khuyến tài: Chi hội khuyến học của nhà trường hoạt động thường xuyên vốn do các hội viên tự nguyện đóng góp. Đầu năm học chi hội khuyến học tổ chức phát thưởng cho con em cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường động viên các em bằng các phần quà như sách, vở, dụng cụ phục vụ học tập.

VII. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi.

  1. Nhà trường đã được PGD, UBND huyện Nam Trực qui hoạch và bổ sung qui hoạch diện tích theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, từng bước tranh thủ tham mưu tích cực với các cấp ủy đảng, chính quyền nhằm xây dựng trường về khu trung tâm theo quy hoạch.
  2. Xây dựng cơ sở vật chất trường lớp: mua sắm, bổ sung, sử dụng thiết bị, phương tiện nghe nhìn trong các phòng học bộ môn; phòng chức năng mua bộ loa đài phòng nghe nhìn, mua 4 bộ máy tính bổ sung vào phòng Tin học;
  3. Số phòng học và phòng chức năng xây mới trong học kì I: Không
  4. Tổng số phòng học kiên cố, bán kiên cố, cấp 4, tỷ lệ; 24/24 phòng học mái bằng cao tầng kiên cố.
  5. nhà trường thường xuyên quan tâm đến công tác bảo vệ, sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trường học đảm bảo tính hiệu quả cao.

VIII. Đánh giá chung

  1. Tự đánh giá mức độ đạt được trong việc thực hiện đổi mới chỉ đạo quản lí, đổi mới dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá: Đạt loại tốt
  2. Những tiến bộ nổi bật:

2.1.  Chất lượng giáo dục đạo đức: Học sinh chăm ngoan, thực hiện tốt các quy định của nhà trường.

2.2.  Chất lượng giáo dục trí dục của học sinh: Chất lượng trí dục luôn ổn định trong tốp 10 trường dẫn đầu của huyện Nam Trực.

2.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên tuy thhiếu những đã được Lãnh đạo PGD cho hợp đồng, cán bộ, giáo viên, công nhân viên đoàn kết trên dưới một lòng chăm lo đến chất lượng và hiệu quả công việc, đặc biệt nhà trường luôn khơi dậy ở đội ngũ lòng tự trọng, tinh thần đổi mới sáng tạo, ý thức tự học tự bồi dưỡng, lòng nhiệt huyết vì màu cờ sắc áo của một trường THCS vừa sáp nhập, truyền thống của quê hương Bắc Sơn Đồng Lạc anh hùng, thành tích của nhà trường đạt danh hiệu chuẩn Quốc gia, trường học thân thiện học sinh tích cực.

2.4. Cơ sở vật chất: Nhà trường có sự chuyển mình trong năm học 2015 – 2016, khang trang Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.

  1. Hạn chế, nguyên nhân, các giải pháp khắc phục: Cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh không ngừng phấn đấu xây dựng ngôi trường thực sự chất lượng cao và bền vững. Trước mắt, Cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh không ngừng tự học, tự bồi dưỡng trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ nhằm đáp ứng với yều cầu đổi mới và hội nhập Quốc tế.
  2. Kiến nghị đề xuất: Lãnh đạo các cấp có liên quan hết sức giúp đỡ nhà trường từng bước hoàn thành đề án quy hoạch nhà trường đã được phê duyệt.
  3. Nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu trong học kỳ II.
  4. Nhà trường tiếp tục rà soát và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo chỉ thị của học kỳ 2, tiến tới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2015 – 2016.
  5. Nhà trường chú trọng đến việc chỉ đạo cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh tích cực tham gia có hiệu quả các cuộc thi, các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước và của ngành phát động.
  6. Tập trung các điều kiện tốt nhất cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện các bộ môn văn hoá, thể dục thể thao và Hội khoẻ Phù Đổng cấp tỉnh
  7. Nhà trường tăng cường chỉ đạo có hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp, đổi mới tiết chào cờ đầu tuần, khuyến khích thực hiện tốt Văn hoá đọc của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh.
  8. Quan tâm việc chỉ đạo ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 phổ thông trung học
  9. Những giải pháp then chốt, đột phá sẽ tiếp tục thực hiện: Sự tự tin, tinh thần đoàn kết, sức mạnh tập thể, sự đồng thuận của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh, sự quan tâm của lãnh đạo các cấp sẽ giúp nhà trường thực hiện thành công các kế hoạch học kỳ 2 và cả năm học 2015 – 2016.

Đồng sơn, ngày 12 tháng 01 năm 2016

                                                                       P.Hiệu trưởng phụ trách trường

 

 

                                                                                                                                             Cồ Ngọc Ngọ